- Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 16/09/2024 đến ngày 16/09/2025
- Hướng dẫn xử lý nước ăn uống và sinh hoạt sau bão lụt
- Thư mời báo giá dịch vụ lập hồ sơ xin cấp Giấy phép môi trường
- Yêu cầu báo giá dịch vụ kiểm định an toàn bức xạ và đọc liều kế cá nhân năm 2024 của Trung tâm Y tế huyện Lục Nam
- Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 11/09/2024 đến ngày 12/03/2025
- Các biện pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu tác động của mưa, bão; đặc biệt là các nguy cơ về cháy nổ, hoả hoạn.
- Bộ Infographic: Hướng dẫn vệ sinh cá nhân, môi trường và xử lý nước sau mùa bão lụt
- V/v báo giá trang thiết bị phục vụ lập dự toán gói thầu “Mua sắm thiết bị nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin triển khai thí điểm Bệnh án điện tử tại Trung tâm Y tế huyện Lục Nam” (lần 2)
- V/v gia hạn thư mời báo giá thuốc generic mua bổ sung tháng 9 năm 2024
- Thư mời báo giá vắc xin, sinh phẩm y tế
Kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam ( 27/2/1955- 27/2/2023)
Trong bức thư Người gửi cho ngành y tế cách đây 68 năm (27/02/1955 - 27/02/2023), nhân dịp Hội nghị cán bộ y tế tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, Người nêu rõ: “...Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang... Lương y phải như từ mẫu....Y học phải dựa trên nguyên tắc khoa học, dân tộc, đại chúng.... Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Ðể mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc Ðông và thuốc Tây...”. Ngày 06/02/1985, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 39/HĐBT lấy ngày 27/2 hàng năm làm “Ngày Thầy thuốc Việt Nam” và cũng kể từ đó, ngày 27/2 đã trở thành ngày truyền thống của ngành Y tế.
Qua bức thư Bác để lại, chúng ta thấy Bác luôn đánh giá cao vai trò, nhiệm vụ của ngành y tế trong sự nghiệp chǎm sóc sức khoẻ nhân dân và trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Bác khẳng định chăm sóc sức khỏe nhân dân là " một nhiệm vụ rất vẻ vang”; "lương y phải như từ mẫu" đó là một danh hiệu cao quý Bác dành đặt cho ngành y tế. Bác viết, “y học phải dựa trên nguyên tác khoa học, dân tộc, đại chúng”.Ngành Y là một ngành khoa học - khoa học chữa bệnh cho con người và chǎm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Vì vậy, thầy thuốc phải nêu cao tinh thần học tập, nghiên cứu không ngừng và vận dụng những kiến thức y học của thế giới, cũng như kinh nghiệm truyền thống của dân tộc vào trong công tác khám chữa bệnh. Mặc dù bức thư của Bác đã qua 68 năm nhưng với những tư tưởng sâu sắc, khoa học, mang tính định hướng chiến lược Bức thư đã trở thành tài sản vô giá đối với ngành y tế Việt Nam nói chung và Huyện Lục Nam nói riêng.
Trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh thống nhất đất nước cũng như bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt nam XHCN trong thời bình, Trung tâm Y tế huyện Lục Nam đã đáp ứng niềm tin, sự kỳ vọng và mong mỏi của Bác kính yêu. Những chiến sỹ Quân Dân y ngày ấy không quản ngại nguy hiểm, khó khăn, thiếu thốn luôn có mặt tại các chiến hào để cứu chữa thương bệnh binh, phục vụ đắc lực cho tiền tuyến và cũng có biết bao người đã để lại một phần cơ thể của mình hay vĩnh viễn ra đi.Ngày nay, các chiến sĩ áo trắng Trung tâm Y tế huyện Lục Nam, tiếp tục phát huy truyền thông tốt đẹp các chiến sỹ áo trăng của Trung tâm Y tế huyện Lục Nam tiếp tục học hỏi, rèn luyện không ngừng, trao dồi Y đức - một phẩm chất tốt đẹp của người thầy thuốc, tận tụy chăm lo, bảo vệ sức khỏe nhân dân, kể cả đồng bào ở vùng xa xôi, vùng nghèo khó. Những năm qua, Trung tâm Y tế huyện Lục Nam đã có nhiều bước phát triển, nhiều kỹ thuật mới được triển khai; từ tuyến huyện đến xã phường đã kết hợp chặt chẽ giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại, đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân mỗi nhà, mỗi người dân biết sử dụng thuốc nam để điều trị bệnh lý thông thường.
“Lương y phải như từ mẫu”, nghĩa là Bác mong muốn người thầy thuốc “lấy tình cảm thiêng liêng cao cả của người mẹ đối với con làm đạo đức cho mình”.Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác cũng đã từng dạy: “Không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người. Không có nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức”.Thỉnh thoảng đâu đó vẫn còn điều tiếng về đạo đức của người thầy thuốc nhưng đó chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh” làm ảnh hưởng đến uy tín của đội ngũ thầy thuốc tận tâm, tận tuỵ với nghề. Hiện nay, cả nước đang đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, toàn thể CCVCLĐ của Trung tâm Y tế huyện Lục Nam quan tâm đặc biệt lời Bác dạy. Trước những cám dỗ của đồng tiền, CCVCLĐ của Trung tâm Y tế Huyện Lục Nam không phân biệt giàu nghèo, quan tâm người bệnh như nhau, lấy lời dạy của Bác làm kim chỉ nam để không bị lầm đường lạc lối gây ra những buồn phiền cho người bệnh.
Trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh thống nhất đất nước cũng như bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt nam XHCN trong thời bình, Trung tâm Y tế huyện Lục Nam đã đáp ứng niềm tin, sự kỳ vọng và mong mỏi của Bác kính yêu. Những chiến sỹ Quân Dân y ngày ấy không quản ngại nguy hiểm, khó khăn, thiếu thốn luôn có mặt tại các chiến hào để cứu chữa thương bệnh binh, phục vụ đắc lực cho tiền tuyến và cũng có biết bao người đã để lại một phần cơ thể của mình hay vĩnh viễn ra đi.Ngày nay, các chiến sĩ áo trắng Trung tâm Y tế huyện Lục Nam, tiếp tục phát huy truyền thông tốt đẹp các chiến sỹ áo trăng của Trung tâm Y tế huyện Lục Nam tiếp tục học hỏi, rèn luyện không ngừng, trao dồi Y đức - một phẩm chất tốt đẹp của người thầy thuốc, tận tụy chăm lo, bảo vệ sức khỏe nhân dân, kể cả đồng bào ở vùng xa xôi, vùng nghèo khó. Những năm qua, Trung tâm Y tế huyện Lục Nam đã có nhiều bước phát triển, nhiều kỹ thuật mới được triển khai; từ tuyến huyện đến xã phường đã kết hợp chặt chẽ giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại, đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân mỗi nhà, mỗi người dân biết sử dụng thuốc nam để điều trị bệnh lý thông thường.
“Lương y phải như từ mẫu”, nghĩa là Bác mong muốn người thầy thuốc “lấy tình cảm thiêng liêng cao cả của người mẹ đối với con làm đạo đức cho mình”.Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác cũng đã từng dạy: “Không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người. Không có nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức”.Thỉnh thoảng đâu đó vẫn còn điều tiếng về đạo đức của người thầy thuốc nhưng đó chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh” làm ảnh hưởng đến uy tín của đội ngũ thầy thuốc tận tâm, tận tuỵ với nghề. Hiện nay, cả nước đang đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, toàn thể CCVCLĐ của Trung tâm Y tế huyện Lục Nam quan tâm đặc biệt lời Bác dạy. Trước những cám dỗ của đồng tiền, CCVCLĐ của Trung tâm Y tế Huyện Lục Nam không phân biệt giàu nghèo, quan tâm người bệnh như nhau, lấy lời dạy của Bác làm kim chỉ nam để không bị lầm đường lạc lối gây ra những buồn phiền cho người bệnh.
Tác giả: TTYT huyện Lục Nam
Tâm y trao hạnh phúc!